Mục Lục
Thông tin chi tiết
Trong đạo Phật hai từ Bát Nhã trong tiếng Pali là Panna, tiếng Sanskrit là Prajnà, còn từ tiếng Hán dịch ra có nghĩa là trí tuệ minh. Đây chính là tiếng trống và tiếng chuông trong các loại pháp quen thuộc, gần gũi, với tín ngưỡng, văn hóa, truyền thống của người Việt Nam. Trống Bát Nhã như một biểu tượng của sự thông thái, sáng suốt, thanh tịnh, khiến cho con người không còn cảm thấy bị phiền não, loại bỏ hết những mệt mỏi, ồn ã ngày thường.
Cơ sở sản xuất Trống Đăng Khoa không chỉ sản xuất các loại trống gỗ mít da trâu mà còn làm lên những chiếc Trống Bát Nhã uy nghi cổ kính Như quý khách đã xem dưới đây:
TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRỐNG LỚN NHẤT VIỆT NAM
TRỐNG BÁT NHÃ CHÂN TRẠM KHẮC THÂN TRỐNG GỖ SAO NGUYÊN KHỐI
Trống Đăng Khoa là địa chỉ chuyên bán trống Bát Nhã uy tín. Thế nên quý khách hàng sẽ không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm và cũng như sắm được những sản phẩm phù hợp với mình.
Trống bát nhã là gì?
Nhắc về trống (trống đại) thì đây được xem là một trong những loại nhạc khí sử dụng khá rộng rãi ở nước ta, chúng thường làm bằng đá, cây hoặc đồng,… Phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người sử dụng mà chống bát nhã có công năng khác nhau. Tuy nhiên trong tín ngưỡng của Phật giáo thì tiếng trống tượng trưng cho chính pháp và là âm thanh mang giai điệu thuần khiết, tinh khôi của đời sống tâm linh. Thông thường người ta sẽ xây một lầu lớn để treo chuông lớn, trống to trong đó và kèm theo dòng chữ “tả chung, hữu cố”. Nghĩa là là bên phải đặt trống và bên trái đặt chuông.
Bát nhã Ba la là nguồn gốc của trí tuệ cao tột, siêu việt, sẵn có trong tự nhiên xung quanh chúng ta những bị che mờ bởi những thu vui vô vị hàng ngày. Thế cho nên 2 tiếng chuông, tiếng trống giúp con người như bừng tỉnh, khai sáng, khai thông trí tuệ, thông suốt, không bị gián đoạn. Tiếng trống bát nhã cũng góp phần nhắc nhở người con người luôn phải sống bằng tấm lòng chân thật, không giả dối, phải biết cảm thông, chia sẻ với đồng loại,…
Chúng sanh khi nghe thấy tiếng trống chánh pháp ấy thì những tội chướng sẽ được tiêu trừ và cũng nhờ vậy mà những linh hồn được giải thoát rồi đi tới cảnh giới an lạc. Tiếng trống bát nhã giục giã vang vọng đã đánh động không biết bao nhiêu tâm hồn kẻ si mê, ám muội đồng thời khai sáng trí tuệ tuệ mẫn bên trong chúng ta.
Khi trí tuệ và chánh pháp hòa quyện vào nhau thì ắt sẽ tạo âm vang đi sâu vào lòng người, đánh động lương tri ẩn giấu, khơi dậy những thiện căn bên trong. Chính tiếng trống bát nhã ấy đã tạo nên ngọn nến thắp sáng linh hồn xoá đi bóng tối vô minh. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ được mở thông, sanh trí huệ chăm bón cho hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.
>>>Xem thêm: Các loại trống đình chùa.
Cấu tạo của trống Bát Nhã
Trống
Trống to không chỉ sử dụng trong chùa mà đây là một loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi có cấu tạo bằng nguyên vật liệu thường là cây, đá, đồng,...
Chúng sẽ có công năng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đối với Phật giáo, tiếng trống là một biểu tượng của chánh pháp và là giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh, nhắc nhở mỗi người con của Phật luôn luôn chân thành, sống vì tình cảm, chân thật, chia sẻ, cảm thông, không giả dối,... Môi con người khi nghe thấy tiếng chuông sẽ giúp mọi tiêu cực bị tiêu biến và giúp người ta được hưởng an lạc.
Chuông
Chuông thường được biết đến là một pháp khí riêng biệt của đạo Phật, được cấu tạo bằng kim loại, khi đánh sẽ phát ra âm thanh vang dội, thanh thoát, có thiết kế theo hình chén hay hình tháp rỗng và chiếc chuông này thường được gọi là đại hồng chung.
Đối với Phật giáo, mỗi tiếng chuông ngân vang lại biểu trưng cho một dòng trí tuệ, thức tỉnh bao tâm hồn còn đang bị vướng bận, bộn bề trong cuộc sống, giúp thanh lọc hết bao cõi lòng của từng con người.
Tiếng chuông vang lên như giải trừ đi vọng, nghiệp của cuộc sống, thông suốt hết cõi địa ngục đến mười phương cõi Niết Bàn. Tiếng chuông thanh thoát còn khiến loài quỷ đói bớt đi lòng tham, sân si mà thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Ý nghĩa của trống Bát Nhã
Tiếng trống mang đến sự bừng tỉnh linh hồn của những người ngu muội và giúp họ bừng tỉnh, khai sáng trí tuệ. Con đường giác ngộ sẽ được mở thông khi các lương tri bị đánh động những âm vang được đi vào trong lòng người, tạo nên ngọn nến thắp sáng trong cõi u minh.
Trống Bát Nhã được sử dụng trong dịp nào?
Trống Bát Nhã thường được sử dụng trong các dịp lễ lớn, quan trọng của năm, hay những ngày sám hối, khóa tu cung thỉnh các giảng sư, mở đầu và kết thúc một quyển kinh, từ thời phong kiến, trống Bát Nhã còn được sử dụng để chào đón vua chúa đến viếng chùa. Khi ở xã hội phong kiến xưa, ý nghĩa của trống bát nhã còn được thể hiện trong việc sử dụng trong lễ nghi yến tiệc đánh để nghênh đón nhà vua đến viếng chùa.
Tiếng trống bát nhã mang công dụng cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh, cung nghênh chư Tôn thiền Đức quang lâm và đồng thời cũng báo hiệu quý nam nữ Phật tử cần tập trung về chánh điện, giảng đường,... Đây là một trong những nghi thức hành lễ của Phật giáo xuất xứ ở Trung Hoa du nhập sang Việt Nam.
>>>Xem thêm: Trống đình chùa Bát Nhã gỗ sáo.
Cách đánh trống bát nhã
Khai chuông trống
Ba hồi chuông
Về cách thỉnh chuông: Trước khi vào thỉnh chuông, người đánh chuông trống phải nhập bảy tiếng chuông nhỏ, sau đó thỉnh 3 tiếng chuông lớn, phải thật chậm rãi (1) o o o o o o o O O O (vô tam)
Nữa là thỉnh ba hồi chuông
Hồi 1 : O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm rãi một lúc sau tiếng chuông mau dần nhưng phải nhẹ tay).
Hồi 2 : tương tự hồi 1 nhưng nhanh hơn.
Hồi 3 : Giống như hồi 1,nhưng khi chấm dứt, phải thỉnh thêm bốn tiếng thật lớn tách rời nhau: O O O O (dứt tứ).
Ba hồi trống
Trước khi đánh trống cần nhập bảy tiếng trống nhỏ, sau đó đánh ba tiếng chuông lớn, phải thật chậm rãi: x x x x x x x X X X (2)
Rồi đánh ba hồi trống như sau:
Hồi 1 : O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm rãi một lúc sau tiếng trống mau dần nhưng phải nhẹ tay).
Hồi 2 : tương tự hồi 1 nhưng nhanh hơn.
Hồi 3 : Giống như hồi 1,nhưng khi chấm dứt, phải thỉnh thêm bốn tiếng trống thật lớn tách rời nhau: O O O O (dứt tứ).
Nhập chuông trống
Khi dứt 3 tiếng trống như ở bước trên, người đánh trống vừa nhẩm đọc bài kinh Bát Nhã vừa đánh trống, mỗi tiếng kinh đánh một tiếng trống, nhưng hai tiếng sau thì đánh liền nhau.
Còn người thỉnh chuông thì sau mỗi câu kinh phải thỉnh một tiếng chuông (sau hai tiếng trống được đánh liền nhau, lại thỉnh một tiếng chuông).
Hồi 1:
Bát Nhã hội xxx O
Bát Nhã hội xxx O
Bát Nhã hội xxx O
Thỉnh Phật Thựợng Đường xxxx O
Đại chúng đồng văn xxxx O
Bát nhã âm xxx O
Phổ nguyện pháp giới xxxx O
Đẳng hữu tình xxx O
Nhập Bát Nhã xxx O
Ba la mật môn xxxx O
Ba la mật môn xxxx O
Ba la mật môn xxxx O
Hồi 2: Đánh giống như hồi 1.
Hồi 3: Đánh giống như hồi 1, nhưng, khi hết câu cuối bài kinh rồi, phải đánh tiếp theo phần kết thúc như dưới đây.
Phần kết thúc
Đánh sáu tiếng chuông xen kẽ trống lớn sau đó đánh năm tiếng xen chuông nhỏ và sau cùng phải đánh bốn tiếng trống cùng hồi chuông chấm dứt (dứt tứ) .
Lúc khởi đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba hồi, nhưng khi kết thúc buổi lễ cũng như thời kinh chuông trống Bát Nhã chỉ đánh một hồi mà thôi.
Cách đánh trống bát nhã không hề khó như bạn nghĩ nhưng nếu bạn là một người mới và chưa hiểu về các âm luật trống chuông trong đạo Phật thì đây cũng được xem như là một thử thách với những người tiếp xúc đến trống bát nhã loại nhạc cụ đặc biệt này.
Mua Trống Bát Nhã ở đâu?
Trống Đăng Khoa là đơn vị chuyên cung cấp những loại trống Bát Nhã với nhiều năm trong nghề và uy tín nhất Việt Nam.
Những chiếc trống Bát Nhã được chúng tôi chế tác từ những loại gỗ quý hiếm có tuổi thọ lớn với độ chắc và bền đục ra làm trống chùa Bát Nhã.
Mặt trống được đục nguyên cây và có đường kính mặt khoảng từ 60 đến 1 mét 2 và được bọc bằng da trâu cao cấp.
Sau khi đã sơ chế bề mặt ngoài và đục rỗng bên trong, chúng tôi tiếng hành căng bề mặt da trâu và tiến hành cố định bề mặt. Sau đó chúng tôi tiến hành trang trí và sơn phủ, bề mặt thân trống khiến trống thêm đẹp mặt và uy nghiêm.
Trống Đăng Khoa là đơn vị chuyên bán các trống bát nhã, bán trống nhã giá rẻ.
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết từ trống Đăng Khoa.
Trống Đăng Khoa địa chỉ bán trống uy tín
Những chiếc trống Bát Nhã sau khi được hoàn thành sẽ được các quý khách hàng kiểm tra. Sau đó, chúng tôi tiến hành cho lên xe và vận chuyển đến các chùa trên toàn quốc
Bên cạnh Trống Bát Nhã, khách hàng sẽ được nhận thêm một chiếc giá đỡ tương ứng với kích thước để trống dễ dàng nằm ở trên, những chiếc giá đỡ được chạm khắc một cách tỉ mỉ công phu với những đường hoa văn đẹp mắt.
Và bước cuối cùng là giao tới nơi đặt hàng một cách thận trọng và tỉ mỉ.
Bên cạnh những chiếc trống Bát Nhã, chúng tôi còn cung cấp những chiếc trống trường, trống lắc tay, trống đoàn đội và các loại thùng gỗ ngâm rượu, bồn tắm gỗ, chậu gỗ ngâm chân,... đa dạng kiểu mã, hình dạng mà giá thành lại tốt nhất trên thị trường.
Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Trống Đăng Khoa - Làng Nghề Trống Đọi Tam - Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam.
VP BG : Số 1 - Đ .Trần Quang Khải 2 - P .Thọ Xương - TP . Bắc Giang
VPHN :96 Đại Từ - Hoàng mai - Hà Nội
VP TP HCM: 133/70 Đ Bình Thành- Khu Phố 4- P Bình Hưng Hoà B- Quận Bình Tân- TP HCM
Email: hienpc86@gmail.com
Hotline: 0972-696-565
Đánh giá
Là người đầu tiên nhận xét sản phẩm này
Không có nhận xét nào