Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

Sau 2 năm bệ trình lên UNESCO Chầu văn của VIệt Nam hay còn gọi là Dân giã là Hầu đồng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

Mục Lục

    Sau 2 năm bệ trình lên UNESCO Chầu văn của VIệt Nam hay còn gọi một cách dân dã là Hầu đồng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể. Trong đời sống hiện nay, tín ngưỡng thờ mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái niệm “Hầu đồng” và cũng là diễn xướng chủ yếu của loại hình nghệ thuật này.

    Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

    Bên cạnh đó, trong một khoảng thời gian dài, tín ngưỡng thờ mẫu và diễn xướng hầu đồng không được phép vận hành nữa bởi vì các biến tướng liên quan đến dị đoan. Hãy cùng Trongdangkhoa đi tìm hiểu thêm những thông tin về tín ngưỡng này nhé.

    Lịch sử và sự phát triển Chầu văn

    Hát văn và nghi lễ chầu văn là di sản văn hóa phi vật thể thuộc tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Việt, ra đời trước hết gắn với tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Tứ phủ. Được thực hành ở khắp nơi trên đất nước nhưng tập trung tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

    Dựa trên lịch sử về tín ngưỡng, tứ phủ, Hát văn là một trong những thể loại hình thành sớm hơn so với các thể loại dân ca khác.

    Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

    Trong sách “Tiến văn tiểu lục” nhà bác học Lê Quý Đôn có ghi: “ Thời Trần có lối hát trước mặt Đế vương được gọi là Hát chầu. Nghệ thuật Chầu văn được gọi là Hát văn hay Hát bóng được sáng tạo trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển trong môi trường tín ngưỡng dân gian mang đậm phong cách âm nhạc độc đáo”.

    Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật Chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của thánh mẫu Liễu Hạnh, và đức thánh cha Trần Hưng Đạo.

    Không gian của nghệ thuật chầu văn cổ truyền là các đền, phủ, miếu thường kết hợp với hầu bóng. Người xưa quan niệm đó là hình thức hữu hiệu để mọi người có thể giao tiếp với Mẫu, với các chư vị thần linh, nhằm bày tỏ sự biết ơn và hướng thiện.

    Bằng cách sử dụng âm nhạc có tính tâm linh, lời văn trau chuốt, trang nghiêm. Chầu văn được coi là một loại hình âm nhạc độc lập trong nền âm nhạc cổ truyền. Nó có đủ trữ lượng nghệ thuật để trở thành một di sản văn hóa của thế giới.

    Hát văn không chỉ khó mà còn đòi hỏi người cung văn phải nhanh, linh hoạt, vừa có thể chuyển lời, giọng và nhạc cho ăn khớp mà vẫn hay vẫn sát vai của người ngồi đồng.

    Khi hát, người Cung văn phải hát sao cho thể hiện tâm lý tình cảm của từng nhân vật nên giọng hát  phải luôn luôn chuyển đổi. Vì thế, trong một thể hát cũng có nhiều dạng khác nhau.

    Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

    Thể Phú thì có Phú dựng, Phú chênh để thể hiện tâm trạng vui, Phú rầu để thể hiện tâm trạng buồn. Mỗi khi thay đổi như vậy, âm nhạc thường chuyển điệu thức 5 âm để phụ họa theo, đó là cách người Cung văn thể hiện tài năng riêng của mình.

    Nhạc cụ để trình bày gồm: Đàn nguyệt, trống ban, phách,thanh la, cảnh, sáo, trống cái, kèn và các dụng khác.

    Nghe Hát văn, dường như chúng ta  có thể tìm thấy sự phát triển tột bậc cả về làn điệu âm nhạc cũng như hệ thống kỹ thuật biểu cảm của âm thanh.

    Cảm nhận được rằng khó có một thể loại nghệ thuật âm nhạc tôn giáo, tín ngưỡng nào ở Việt Nam lại được tầm cao về tính nghệ thuật, thẩm mỹ như Hát văn. Hát văn khiến cho âm nhạc nhiều khi mang dáng vẻ của một thể loại âm nhạc sân khấu biểu diễn hơn là âm nhạc của tín ngưỡng.

    Về trang phục, sắc màu của trang phục đều mang tính chất cung đình, tôn giáo và dân gian. Đối với Bà Thượng Ngàn thì trang phục có màu xanh thì là biểu tượng núi rừng. Trang phục màu trắng là biểu tượng của non sông hài hòa.

    Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

    Mẫu với trang phục màu đỏ gợi đến sự uy quyền, trang nghiêm cao cả. Tùy theo nhân vật mà Cung văn được trang bị những đồ dùng khác nhau như chiếc nón, đôi hài, khăn tay, con dao, khăn tay…. Mọi thứ đều có mang ý nghĩa riêng.

    Sự hấp dẫn của nghệ thuật Hát văn hay nghi lễ Chầu văn đã được khẳng định qua nhiều giai đoạn lịch sử. Hình ảnh hấp dẫn thể hiện ở chính những Cung văn lớn tuổi vẫn say xưa với các bài văn cổ như thể cuộc đời họ gắn liền và không thê thiếu sinh hoạt này.

    Bảo tồn, kế thừa và phát huy bộ môn văn hóa nghệ thuật truyền thống

    Khi cảm nhận âm nhạc của nghệ thuật Hát văn, chúng ta thấy mang nhiều nét của nghệ thuật biểu diễn, chính vì thế loại hình này đã được mang lên nhiều sân khấu lớn hay mang đi sang các nước khác.

    Nhưng không vì thế mà mất đi cái bản sắc, luôn luôn giữ đúng những văn chương, lề lối của bộ môn nghệ thuật dân gian.

    Đối với việc lưu giữ nền văn hóa này, các đồng cô, các cung văn chia sẻ đó là do cơ duyên chứ không thể truyền một cách dễ dãi, tùy tiện.

    Điều này dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tín ngưỡng cũng như tạo cái nhìn lệch lạc cho các thế hệ sau này.  Việc truyền dạy lại các giá trị này không có giá trị vật chất, tất cả là được công đức.

    Chầu văn sắc màu của nghệ thuật truyền thống

    Việc bảo tồn, lưu giữ cùng như phát triển nghệ thuật Chầu văn trong thời gian qua được thực hiện bởi các phủ, đền cũng như các nhóm, cá nhân và những thành đồng, Cung văn.

    Không ít người lợi dụng hình thức văn hóa này để trục lợi. Rất nhiều kẻ giàu lên khi đi ngược lại bản chất của tất cả các tôn giáo là hướng thiện, trừ ác.

    Chính vì vậy rất cần có những biện pháp kịp thời loại bỏ những trường hợp trên, để tôn giáo và tín ngưỡng phát triển theo đúng bản chất. Kế thừa và phát triển để nghệ thuật Chầu văn vươn xa đến khắp thế giới.

    Những dụng cụ dùng trong hát Chầu văn cũng cần được bảo tồn. Bạn có thể đến với trongdangkhoa để có thể tìm được những sản phẩm trống tốt hát Chầu văn tốt nhất cùng một số loại trống khác nhé.

     

     

     

     

     


    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục

    Hotline tư vấn

     0972 696 565