Chậu ngâm chân gỗ sồi giá rẻ tại Hà Nội

Cuộc sống ngày càng bộn bề, chúng ta thường lao đầu vào những công việc bù đầu, kín mặt không có thời gian thư giãn, chăm sóc cho bản thân.

Mục Lục

    cChậu gỗ ngâm chân giá rẻ

    Chậu gỗ ngâm chân

    Từ xa xưa đến nay, ngâm chân đã là một trong những phương pháp quen thuộc, đơn giản, dễ dàng thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ để thư giãn cũng như là tăng cường sức khỏe.

    Bàn chân là nơi vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó là nơi tập trung của hàng triệu triệu các dây thần kinh và còn chứa hơn 60 huyệt đạo. Bởi thế mà nó được coi là gốc là “trái tim thứ hai” của cơ thể con người. Có một bàn chân khỏe mạnh sẽ giúp bạn lưu thông mạch máu, cải thiện hệ tuần hoàn cho cơ thể.

    Chính vì thế mà các chuyên gia y tế luôn khuyên chúng ta nên dành ra khoảng 20 phút đến 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ để ngâm chân bằng nước ấm cùng các dược liệu không chỉ để thư giãn, làm ấm cho cơ thể, giúp bạn có một giấc ngủ thật ngon mà nó còn giúp điều trị từ từ những bệnh từ sâu bên trong cơ thể mỗi chúng ta.

    Nếu như trước đây, phương pháp chăm sóc sức khỏe tuyệt vời này chỉ được sử dụng cho vua chúa, các bậc quan chức cao trong triều đình thì ngày nay nó đã được phổ cập và trở nên đại trà với tất cả mọi người. 

    Nhưng đối với cuộc sống hiện tại việc bỏ thời gian và tiền bạc đến spa để massage, thư giãn cũng như làm đẹp thì vẫn khá là xa xỉ chính vì thế mà đa số mọi người chúng ta thường hay sử dụng phương pháp ngâm chân tại nhà bởi tính tiện lợi,phù hợp với túi tiền của nó.

    Chậu gỗ ngâm chân

    Và khi mà nhu cầu của con người ngày càng tăng cao như thế, công nghệ cũng hiện đại hơn rất nhiều thì thị trường chậu ngâm chân giá rẻ ngày càng được cải tạo và nâng cấp hơn.

    Ta có thể thấy rất nhiều dạng chậu ngâm chân từ bằng: gỗ, sứ, nhựa, sắt,... với đủ hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là chậu ngâm chân bằng gỗ. Bởi nó  thân thuộc dễ sử dụng và còn tương đồng nhất với các phương pháp ngâm chân truyền thống trước đây.

    Chậu ngâm chân bằng gỗ đã vốn xuất hiện từ rất lâu đời trước đây. Với hình dạng thô sơ, chiều sâu khoảng từ 30 cm cho đến 50cm để có thể đựng được nhiều nước. Người ta thường sử dụng gỗ sồi, gỗ thông, gỗ pơ mu, gỗ tuyết tùng... để làm chậu ngâm chân.

     Ngày nay, chậu ngâm chân đã được cải tạo lại bằng nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau, mang tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn giữ nguyên được những công dụng vốn có của nó. Chậu ngâm chân bằng gỗ được sử dụng nhiều nhất bởi chậu được làm từ gỗ có tính giữ nhiệt tốt nhất.

    Bồn ngâm chân

    Chất miễn dịch chứa trong gỗ có khả năng điều hòa thần kinh, và trao đổi chất trong cơ thể. Hương thơm nhè nhẹ của gỗ còn giúp giảm thiểu chứng mất ngủ, thư giãn và ngủ ngon giấc.

    Tuy nhiên, khuyết điểm duy nhất của chậu được làm với chất liệu bằng gỗ là sau một thời gian sử dụng sẽ gặp những trường hợp như rò rỉ nước, bị mọt, bị mối,... Nên nếu bạn đang hay sẽ thì hãy thường xuyên vệ sinh cho chiếc chậu của mình thật cẩn thận để có thể sử dụng lâu dài cũng như không bị phản tác dụng khi ngâm chân.

    Hướng dẫn cách sử dụng chậu gỗ ngâm chân tại nhà.

    Sử dụng nước ấm không quá 41 độ C đổ vào chậu. Đổ đầy chậu sao cho ngập mắt cá chân.

    Cho thêm  các dược liệu thiên nhiên như: xả, gừng, chanh, ngải cứu, lá lốt,... (cần tìm hiểu và cân nhắc kĩ trước khi ngâm) để tăng thêm công dụng cho việc ngâm chân.

    Nếu bạn sử dụng tinh dầu để ngâm chân thì nên cho thêm các tinh chất để nhũ hóa như sữa,... để tránh làm dầu nổi lên trên mặt nước làm mất tác dụng cho việc ngâm chân.

    Để duy trì độ ấm thì sau 15 phút bạn có thể đổ thêm nước nóng.

    Khi ngâm chân ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 phút cho đến 30 phút. Khi ngâm nên áp dụng thêm các phương pháp xoa bóp, massage để tăng tính hiệu quả.

    Khi ngâm chân mà thấy mồ hôi ra nhiều quá thì nên dừng lại, lau khô chân và  nằm nghỉ để chân ở nơi kín gió, tránh không bị choáng.

    chậu ngâm chân bằng gỗ

    Người có bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh tiểu đường hay phụ nữ có thai thì không nên ngâm chân quá lâu và nhiệt độ hợp lý để ngâm chân là ở mức 37 độ C.

    Đảm bảo là bạn đủ chỗ để ngâm chân, không bị chật chội, khó chịu.

    Nên sử dụng chậu gỗ ngâm chân lúc nào?

    Nên ngâm chân vào buổi tối hàng ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ khoảng từ 9 giờ đến 10 giờ tối. Đây là khoảng thời gian mà thận yếu nhất, ngâm chân lúc này sẽ giúp làm tăng thân nhiệt, lưu thông mạch máu, huyết quản sẽ nở ra giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn có một giấc ngủ thật ngon.

    Những lưu ý khi ngâm chân bằng chậu gỗ.

    Không ngâm chân khi nước quá nóng sẽ làm phản tác dụng thậm chí có thể gây bỏng rất nguy hiểm.

    Không ngâm chân khi ngồi ở phòng điều hòa nhiệt độ cao.

    chậu gỗ ngâm chân tại hà nội

    Không ngâm chân khi đói hoặc khi vừa ăn no.

    Không nên đi ngủ luôn ngay sau khi ngâm chân.

    Bài viết trên đây http://trongdangkhoa.com đã chia sẻ cho các bạn một số những thông tin về chậu gỗ ngâm chân. Để được tư vấn cụ thể các bạn có thể liên hệ đến chúng tôi qua số điện thoại  0972 696 565 hoặc qua số điện thoại  0972 696 565







    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục

    Hotline tư vấn

     0972 696 565