Trống Đọi Tam - Tiếng vang từ ngàn năm lịch sử

Trống Đọi Tam - Tiếng vang từ ngàn năm lịch sử

Mục Lục


     

    Có lẽ tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với tiếng trống ròn rã mỗi dịp tan trường. Nhưng ít ai biết rằng, những loại trống quen thuộc đó lại xuất phát từ một làng nghề có đến 1000 năm lịch sử nằm ngay tại tỉnh Hà Nam. Thời còn đỉnh cao, người dân thôn Đọi Tam người người nhà nhà làm trống. Những năm gần đây, tuy đã không còn nhộn nhịp như trước song tiếng trống Đọi Tam vẫn mang những âm thanh từ lịch sử, khơi gợi những nỗi niềm không thể lãng quên. Ngay bây giờ, hãy cùng Trống Đăng Khoa tìm hiểu về nét đẹp truyền thống này nhé!

    Lịch sử làng nghề trống Đọi Tam

    Lịch sử làng nghề trống Đọi Tam

    Truyền thuyết về sử bắt đầu của làng trống Đọi Tam

    Xuất hiện từ hàng nghìn năm về trước, cho đến nay, vẫn chưa có ai biết được khởi nguồn chính xác của làng trống Đọi Tam. Giờ đây, chúng ta chỉ được biết qua câu chuyện được truyền lại qua nhiều đời rằng năm 986, khi vua Lê Đại Hành về làng để cày ruộng tịch điền khuyến nông (cày ruộng mở mang nông nghiệp), hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Ban đã đánh trống đón vua. Khi buổi lễ diễn ra, hai ông cùng dân làng hò reo, đánh trống rộn ràng cả một góc trời. Từ đó, nghề làm trống ra đời và tiếp nối cho đến ngày nay. Dù trải qua bao thăng trầm song nghề làm trống ở Đọi Tam vẫn đứng vững và phát triển  bền vững. Những người nghệ nhân nổi tiếng làm trống Đọi Tam đã vang dan khắp vùng.

    Làng nghề Đọi Tam truyền thống

    Khi xưa, nghề trống ở Đọi Tam chỉ được cha truyền con nối. Người thợ nghề trống truyền thống chỉ truyền nghề cho gia đình con trai. Vậy nên cho đến ngày nay, chỉ có thôn Đọi Tam, tỉnh Hà Nam mới có làng nghề làm trống cổ truyền lâu năm như vậy. 

    Một cậu bé khoảng 10 tuổi trong làng cũng đã biết một chút về làm trống. 14 - 15 tuổi, các cậu bắt đầu học nghề một cách bài bản. Đến năm 16, 17 tuổi, có thể theo cha làm trống sấm. Đây là loại trống chỉ dành cho những người đàn ông khỏe, có kinh nghiệm và có kỹ thuật. Nổi tiếng khắp tứ xứ, những người con làng nghề hàng năm cứ đến dịp hội làng, giỗ tổ nghề là họ lại quay trở về quê hương. Các trò chơi dân gian như thi đánh trống, căng mặt trống… cũng được tổ chức trong ngày này, góp phần truyền bá và giữ gìn bản sắc làng nghề.

    Xem thêm: Bán Trống Sấm 200x250cm Cho Đình Làng, Nhà Thờ 

    Làng nghề trống Đọi Tam hiện nay

    Những năm gần đây, khi công cuộc đấu tranh cho công bằng xã hội và bình đẳng giới dần được ghi nhận, những người phụ nữ tại làng cũng đã tham gia vào quá trình sản xuất, được truyền nghề một cách kỹ lưỡng. Khổng chỉ có thế, làng còn có riêng đội trống gái gồm những người phụ nữ trong làng. Đây là thứ đặc trưng, không có ở đâu khác ngoài làng Đọi Tam.

    Làng nghề trống Đọi Tam hiện nay

    Những người con làng Đọi Tam nối tiếp lớp nghệ nhân xưa dù ở làng quê hay xa xứ đều duy trì nghề của tổ tiên. Vì vậy, nhiều người dân thủ đô đều biết tiếng trống của nghệ nhân Phạm Chí Tính trên phố Hàng Nón - cũng là một người con của làng nghề Đọi Tam.

    Vẻ đẹp tinh xảo trong từng sản phẩm trống Đọi Tam

    Cấu tạo trống

    Tồn tại đến hơn 1 thế kỷ, các sản phẩm trống từ làng nghề Đọi Tam có chất lượng được đánh giá và thi công theo quy trình khắt khe. Một sản phẩm trống chất lượng sẽ được cấu tạo từ 3 khâu:

    ·       Da trống: Được làm từ da trâu tuyển chọn, xử lý kỹ càng, phơi khô.

    ·       Tang trống: Được làm từ gỗ mít xẻ cong và chia thành nhiều dăm, gắn kết lại với nhau sao cho trống tròn và khít. Các dăm trống không được phép nối để không gây ảnh hưởng đến tiếng trống. 

    ·       Bưng trống: Không chỉ đơn giản là căng da trâu lên mặt trống rồi dùng đinh tre gắn vào thân trống. Việc bưng trống cũng đòi hỏi người nghệ nhân phải có một đôi tai tốt để phán đoán nốt nào được gắn vào âm trong bộ trống. 

    Công đoạn khắt khe tuyển chọn vật liệu

    Công đoạn tuyển chọn là một trong những khâu làm nên tên tuổi của làng nghề trống Đọi Tam. Vật liệu tốt mới qua đôi bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân trở thành một sản phẩm ghi đậm dấu ấn làng nghề. Những người làm trống ở Đọi Tam thường mua da trâu vào những ngày nắng ráo, khi mang về cần phơi ngay. Dưới tác động của nắng gay gắt, da trâu se lại. Chỉ khi đó, tiếng trống mới ấm và vang xa. Việc da trâu dày hơn hoặc mỏng hơn "tiêu chuẩn" cũng làm âm thanh của trống thay đổi. Vì vậy, với cùng một chiếc trống, hai mặt cũng có thể tạo ra những âm thanh rất khác nhau.

    Cho đến hiện nay, làng nghề trống Đọi Tam vẫn phát huy truyền thống làm trống. Các sản phẩm trống của làng nghề vẫn được khách hàng tin tưởng vì chất lượng đảm bảo với lịch sử sản xuất lâu đời, mang những giá trị truyền thông bên trong một vỏ bọc tinh xảo. Để tìm kiếm, tham khảo và lựa chọn những sản phẩm trống Đọi Tam, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay Trống Đăng Khoa.

    Vẻ đẹp tinh xảo trong từng sản phẩm trống Đọi Tam
    Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng, chuẩn hàng làng nghề, phục vụ nhu cầu của quý khách hàng.

    Xem thêm: Trống Đọi Tam tại Trống Đăng Khoa 

    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục

    Hotline tư vấn

     0972 696 565