Làng trống Đọi Tam – Hà Nam được rất nhiều người biết đến với những loại trống truyền thống và chất lượng. Đây là một làng nghề làm trống truyền thống cổ xưa với những nghệ nhân làm trống điêu luyện, góp một phần trong việc gìn giữ một nét đẹp đã gắn bó lâu đời trong văn hóa của người Việt.
Làng trống Đọi Tam – Hà Nam được rất nhiều người biết đến với những loại trống truyền thống và chất lượng. Đây là một làng nghề làm trống truyền thống cổ xưa với những nghệ nhân làm trống điêu luyện, góp một phần trong việc gìn giữ một nét đẹp đã gắn bó lâu đời trong văn hóa của người Việt.
Bài viết hôm nay Trống Đăng Khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngôi làng văn hóa truyền thống này.
Làng trống truyền thống Đọi Tam
-Nghề làm trống ở Đọi Tam đã có từ rất lâu - cách đây khoảng 1000 năm, theo truyền thuyết từ xa xưa từ năm 986, hay tin vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm một cái trống to để ra nghênh tiếp nhà vua.
Tiếng trống cất lên âm vang như tiếng sấm nên về sau hai ông đã được dân làng tôn lên làm Trạng Sấm.
-Làng trống Đọi Tam có tục lệ cha truyền con nối, nhưng lại chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không được phép truyền cho con gái và con rể.
Nếu hộ gia đình nào vi phạm quy định thì sẽ bị đuổi khỏi làng.
-Con trai trong làng thường sẽ biết làm trống từ lúc còn 12, 13 tuổi và khi lên 14,15 tuổi thì sẽ được theo cha đi khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho tới miền núi và vào cả miền Trung để làm trống.
Thuở xưa, nếu bạn bắt gặp một chàng trai trên vai đeo bọc da trâu và chão thì sẽ biết ngay đó là người làng Đọi Tam. Họ đến những ngôi làng nào có trống hỏng thì sẽ bưng lại mặt hay làng nào muốn có trống mới thì họ sẽ trực tiếp làm.
-Người dân làng Đọi Tam có 3 khâu để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, đó là: làm da, làm tang và bưng trống.
+Da trống được làm bằng da trâu. Da trâu được cạo lớp phôi cho mỏng rồi đem phơi khô.
+Tang trống được làm bằng gỗ mít khô và được xẻ cong. Mỗi cây gỗ khác nhau được chia làm nhiều dăm khác nhau.
Sau đó, thợ làm trống sẽ làm cho các dăm được gắn kết lại với nhau, tạo thành một chiếc trống kín, khít và tròn. Ngoài ra dăm trống sẽ không được phép nối vì sẽ gây ảnh hưởng tới âm thanh.
+Bưng trống là công việc khó khăn nhất: không chỉ đơn giản là căng tròn da trâu lên bề mặt trống rồi dùng đinh bằng tre đóng cố định vào thân trống.
Việc bưng trống còn đòi hỏi người làm trống phải có tai thính để thẩm định được tiếng trống được gắn vào nốt nhạc nào trong dàn trống.
-Những đứa trẻ trong làng từ khi lên 5 tuổi đã được giáo dục về truyền thống, niềm tự hào của làng để luôn luôn ghi nhớ và phấn đấu.
Làng trống Đọi Tam ngày nay
-Làng trống Đọi Tam từ xa xưa đã có tục lệ không truyền nghề cho con rể và con gái vì sợ bị lộ bí mật ra ngoài. Tuy nhiên, thời nay người làng Đọi Tam đã cho phép truyền nghề cho phụ nữ.
-Tại làng Đọi Tam có hơn 80 phụ nữ làm nghề trống. Bên cạnh đó, không chỉ truyền nghề cho nữ giới, làng Đọi Tam còn có đội trống gái bao gồm toàn phụ nữ và đây là đội trống có một không hai ở Việt Nam.
-Năm 2004 làng Đọi Tam thành lập đội trống với các tay trống đều là phụ nữ và lấy tên là Đội trống gái Đọi Tam và mất khoảng gần 2 năm mới ổn định được đội hình và có thể đem ra biểu diễn.
Đội trống gái Đọi Tam có khoảng 48 người và mỗi người lại đánh loại trống khác nhau.
+Chiếc trống lớn nhất cao 1,77 m, đường kính mặt 1,47 m
+Chiếc trống đại cao 1,2 m, đường kính mặt 1,8 m
+12 chiếc trống cám, 12 chiếc trống nhỡ, 12 chiếc bản và 8 chiếc trống giả cổ.
-Để có thể được tham gia vào đội trống nữ của làng, thì người phụ nữ phải có năng khiếu về nhạc cụ và có thể hình khỏe và bắt buộc người phụ nữ đó phải có chồng.
Sau khoảng 10 năm thành lập thì đến nay đội trống làng đã tăng lên 60 người. Tuy nhiên số tay trống vẫn giữ nguyên là 48 phụ nữ và thêm 12 nam phụ đánh đồ đồng.
Đội trống gái Đọi Tam không những phục vụ cho các lễ hội ở địa phương mà còn tham gia biểu diễn trên tất cả mọi miền của Tổ quốc.
Những chia sẻ trong quá trình làm trống Đọi Tam
-Trong quá trình làm trống, người thợ đều rất cẩn thận từ việc chọn nguyên liệu đến khi hoàn thiện trống một cách tỉ mỉ.
Da trâu phải già và dai, được đem đi nạo sạch mặt, sau đó càng ra, đem phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống.
Gỗ mít phải khô và được xẻ cong, đem chia làm nhiều dăm, rồi gắn kết lại với nhau.
-Bên cạnh đó, để có được tiếng trống như ý thì còn phụ thuộc vào tay nghề bưng trống của người thợ.
Với từng loại trống sẽ có yêu cầu về âm thanh khác nhau như độ vang, độ rền và độ đanh... nên đòi hỏi thao tác phải thật chính xác, người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm.
Với chỉ 2 nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu, nhưng tiếng trống Đọi Tam lại có những âm vực riêng. Đặc biệt là tiếng trống cái và trống hội bao giờ cũng trầm hùng, vang dội hơn trống ở nơi khác.
Trống Đọi Tam thường có nhiều loại với giá thành khác nhau như:
+Trống Đọi Tam rộng 15cm: 150.000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 20cm: 200,000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 24cm: 350.000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 30cm: 500,000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 40cm: 1,000,000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 50cm: 1,600,000 vnđ
+Trống Đọi Tam rộng 60cm: 2.500,000 vnđ
Để biết rõ thông tin chi tiết về các mẫu sản phẩm trống Đọi Tam, bạn có thể truy cập trang http://trongdangkhoa.com và liên hệ với chúng tôi:
CSSX TRỐNG GỖ ĐĂNG KHOA
Làng Nghề Trống Đọi Tam - Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam
84 Nguyễn Cao - Ngô Quyền - TP. Bắc Giang
Điện thoại: 0972 696 565
Hotline: 0972 .696. 565
Email: hienpc86@gmail.com