Từ bao đời nay, mỗi khi đến những mùa lễ hội củađình chùa mọi người vẫn nghe thấy những tiếng trống vang rộn rã. Nó thể hiệnlòng thánh kính, tôn nghiêm, trang trọng của Phật tử đối với Đức Phật, ngoài ra tiếng trống đình chùa cũng tạo ra được không khí trang nghiêm, thiêng liêng cho buổi lễ. Hôm nay Trống Đăng Khoa sẽ cùng với bạn đi tìm hiểu những thông tin cụ thể, chi tiết hơn về trống đình chùa.
Trống đình chùa là gì?
Trống đình chùa hay còn gọi là trống chùa đã được xuất hiện rất lâu trong văn hóa từ ngàn đời xưa cho đến tận
ngày nay. Nó đã rất quen thuộc với chúng ta mỗi khi đến đình chùa và luôn là một loại luôn có mặt xuất hiện trong các buổi lễ của đình chùa.
Ở mỗi địa phương khác nhau thì trống đình chùa đều mang một nét đẹp truyền thống độc đáo, được bảo quản kỹ lưỡng và là một nhạc cụ không thể thiếu. Ngoài ra, trống đình chùa thường đi kèm với tiếng chuông, chiêng, gõ mõ chùa. Những loại nhạc cụ này sẽ kết hợp với nhau cùng để cùng tạo ra không khí thiêng liêng, trang nghiêm, thành kính trong các lễ hội.
Cấu tạo của trống đình chùa
Trống đình chùa thường có cấu tạo thành 2 phần bao gồm trống và phần giá đỡ trống được làm và trang trí vô cùng cầu kì và chi tiết từ tay nghề của thợ thủ công lành nghề.
Phần trống
Được cấu tạo thành 2 phần là thân trống và mặt trống cũng được làm từ những nguyên liệu khác nhau.
Thân trống chùa sẽ được làm từ các loại gỗ có độ dẻo và bền theo thời gian, loại gỗ thường được sử dụng để làm thân trống là gỗ mít. Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, tuy không nhiều vân nhưng lại rất mịn bền với thời gian. Tuổi thọ của những chiếc trống đình chùa làm từ gỗ mít trung bình là vài chục năm có những loại còn cả trăm năm. Bên cạnh đó, gỗ mít cũng là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam nhất là ở các vùng nông thôn, trung du. Ở thân trống sẽ được trang trí chạm khắc hình rồng nổi bật tạo nên nét uy nghi.
Mặt trống thường làm bằng lớp da trâu già. Muốn mặt trống được dẻo dai, bề mặt rộng, bền bỉ theo thời gian và âm thanh vang ra vang, trầm, ngân xa thì phải trọn những tấm da từ con trâu đực già. Ngày nay
với một số những cơ sở sản xuất trống chùa khác nhau họ sẽ cố định mặt trống bằng các loại đinh inox sáng bóng thay cho đinh tre già để mặt trống thêm gắn kết với thân trống thuận tiện cho quá trình di chuyển và sử dụng.
Phần giá đỡ trống
Là bộ phận quan trọng dừng để đỡ trống trong các trường hợp dựng trống để đánh. Nó cũng được thiết kế, gia công tỉ mỉ từ bàn tay của người thợ làm trống.
Vật liệu được chọn làm giá đỡ trống cũng là gỗ mít bởi tính bền bỉ, chắc chắn của nó với thời gian. Hiện nay, phần giá đỡ trống thường có 2 loại là giá đỡ trống đầu rồng và giá đỡ trống chạm khắc được trang trí vô cùng bắt mắt và thống nhất với trống.
Họa tiết hoa văn trang trí trống
Hoạ tiết, hoa văn trang trí trên trống được đậm nét truyền thống cổ xưa với hình ảnh sinh hoạt của cong người, chim hạc, rồng phượng được khắc họa tinh tế, trang nghiêm trên mặt và cả thân trống. Đối với phần giá đỡ cũng sẽ được chạm khắc hình đầu rồng ở 4 góc và điêu khắc các họa tiết khác.
Trống đình chùa sẽ được sơn màu đỏ nổi bật với hình rồng tô điểm thêm một số màu vàng, xanh phù hợp với từng loại trống.
>>>Xem thêm: Trống đình chùa Đăng Khoa
Các loại trống đình chùa phổ biến
Trống Bát Nhã
Là loại trống có kích thước to nhất trong các dòng trống và thường xuyên có mặt trong các lễ hội bởi tiếng trống to, vang, ngân trầm..
Có 6 mẫu kích thước phổ biến : 50×100 cm, 60×100cm, 70x140cm, 80×160 cm, 90×180 cm, 100 x 200 cm, và sẽ làm từ cây mít có đường kính 1.2 m. Giá đỡ trống cũng khá cao từ 1m đến 1m6
Trống chùa vẽ rồng
Là loại trống vừa mang giá trị thẩm mỹ lại đậm nét đình chùa thiêng liêng được sử dụng trong các ngày lễ lớn và cũng dùng để kết hợp với các dụng cụ khác biểu diễn
Kích thước của trống là 80x100cm, thân trống dài hình chữ chữ nhật với giá đỡ là khoảng 65cm. Ngoài ra thân trống được phủ một lớp sơn màu đỏ nâu hoặc nâu đậm thêm họa tiết hình rồng nhìn bắt mắt và nổi bật.
Trống Sấm
Là loại trống có kích thước mặt trống từ 100cm trở lên, với tiếng trống vang như sấm thường được đánh khi bắt đầu và cuối buổi lễ. Thiết kế bên ngoài đồ sộ, kích thước lớn tạo được vẻ uy nghi, trang nghiêm,
giá đỡ trống cũng có kích thước lớn và cao khoảng từ 100-150cm chạm khắc hình rồng độc đáo, tinh tế.
Nên mua trống đình chùa ở đâu?
Trên thị trường hiện nay những cơ sở kinh doanh, cung cấp các loại trống và đặc biệt là trống dùng cho đình chùa rất nhiều và phổ biến từ đó bạn rất khó lựa chọn được một cơ sở cung cấp uy tín, chất lượng.
Nếu vậy bạn hãy đến với Trống Đăng Khoa - cơ sở kinh doanh có nguồn gốc từ làng trống Đọi Tam nổi tiếng truyền thống trên cả nước. Đến với chúng tôi bạn sẽ có được những chiếc trống vô cùng chất lượng, bền bỉ, âm thanh chuẩn với giá cả hợp lý. Đừng ngại hãy liên hệ qua số điện thoại: 0972.696.565 để đặt hàng và tư vấn nhé!
>>>Xem thêm: Bán Trống Sấm 200x250cm Cho Đình Làng, Nhà Thờ