Trống chùa bát nhã - Phật cụ quan trọng trong Phật Giáo

Đa số mọi người đều biết, trống bát nhã và đại hồng chung là hai phật cụ rất quan trọn không thể thiếu trong mỗi chùa ở nước ta. Tiếng trống tiếng chuông bát nhã thường được đánh lên vào những ngày lễ đặc biệt của chùa như ngày truyền giới, ngày thuyết pháp…

Mục Lục

    Vậy tại sai lại trống lại có tên là bát nhã, ý nghĩa của trống bát nhã với cuộc sống như thế nào. Hôm nay Trống Đăng Khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ những điều này qua bài viết trống chùa bát nhã - phật cụ quan trọng trong Phật Giáo dưới đây.

    Trống chùa bát nhã - Phật cụ quan trọng trong Phật Giáo

    Tại sao trống lại có tên là trống bát nhã ?

    Bát nhã hay còn được gọi theo nhiều kiểu khác nhau trong tiếng Hán là bát lại nhã, bát la nhã hay bát la nang…chúng đều mang cùng một ý nghĩa khi dịch ra là trí tuệ hay tuệ minh.

    Bát nhã ám chỉ một loại trí tuệ thông suốt và cao minh đạt cảnh giới cao nhất trong trí tuệ của con người.

    -Văn tự bát nhã hay còn gọi là văn tuệ: có trí tuệ là nhờ được nghe được thấy và được học hỏi từ Thiện tri thức hay Tam tạng giáo điển của Đức Phật.

    -Quán chiếu bát nhã hay còn gọi là tự tuệ: sau khi đã được nghe và được học từ Đức Phật lại do suy nghỉ thấu đáo và tư duy nên mới có trí tuệ.

    -Thực tướng bát nhã hay còn gọi là tu tuệ: sau khi đã được học được suy nghỉ tư duy lại do được thực hành được tu luyện nên mới có trí tuệ.

    Như vậy, trống bát nhã ám chỉ việc đánh trống lên để cho mọi người cùng nhau trở về với chánh niệm và cùng nhau gạt bỏ những tà niệm và hư danh của cuộc sống.

    Tại sao trống lại có tên là trống bát nhã ?

    Quy cách làm trống bát nhã

    -Khác với các loại trống truyền thống thông thường khác, trống bát nhã lại thường được làm bằng gỗ sao xanh.

    Gỗ sao thường cũng rất bền bên cạnh đó, nó còn có thể trạm khắc lên những hoa văn và họa tiết một cách tỉ mỉ nhất mà không sợ gỗ bị nứt.

    -Gỗ được dùng làm trống là những cây gỗ lâu năm để có một đường kính lớn và sẽ bền chắc

    Các thân cây sao sẽ được khai thác và sơ chế bỏ vỏ cây sau đó đem đục rỗng ở bên trong. Thường là dùng rìu thủ công để chặt bỏ lớp vỏ bên ngoài để tùy ứng với từng kích thước trống.

    Quy cách làm trống bát nhã

    -Sau khi đã đục đẽo thân trống hoàn thành sẽ là bước căng da mặt trống và khắc lên trống những đường nét hoa văn đẹp mắt.

    Da trống thì vẫn giống như các loại trống khác đều lấy từ da trâu già để đảm bảo dộ dai bền và có âm vang tốt.

    -Về phần giá đỡ trống thì có thể dùng bất cứ loại gỗ nào, miễn là chắc chắn và được khắc hoa văn một cách tỉ mỉ và công phu.

    Cách đánh trống và ý nghĩa của tiếng trống bát nhã

    -Khi đánh trống bát nhã thì người đánh cần phải đánh theo đúng bài kệ truyền thống:

    +Bát nhã hội ( 3 lần )

    +Thỉnh Phật thượng đường

    +Đại chúng đồng văn Bát nhã âm

    +Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình

    +Nhập Bát nhã ba la mật môn ( 3 lần )

    Tuy nhiên để đánh trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì cần phải học trực tiếp từ những vị đã biết qua và vì trống bát nhã thường chỉ có các vị chư tăng ở trong chùa sử dụng nên muốn học đánh thì cần phải đến chùa nhờ các chư tăng chỉ dạy.

    Cách đánh trống và ý nghĩa của tiếng trống bát nhã

    -Ý nghĩa của trống bát nhã với cuộc sống và con người:

    +Ngoài những âm thanh cảnh tỉnh khách trần của tiếng trống, nó còn mang một mục đích là nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí tuệ sáng suốt bởi trí tuệ rất là quan trọng.

    Mặc dù hành giả có tu bất cứ pháp môn nào mà thiếu đi trí tuệ chủ đạo thì cũng coi như sự tu hành đó sẽ không có kết quả tốt đẹp.

    Nếu không có một trí tuệ sáng suốt để biện biệt chánh tà - chân ngụy thì chúng ta sẽ dễ dàng bị sai lệch và đi vào con đường tà đạo.

    Ý nghĩa của trống bát nhã khi đánh lên những hồi trống nhằm mục đích thức tỉnh mọi người còn trong chốn hồng trần phải luôn nhớ đến cái bát nhã có sẵn trong tâm trí mình.

    Cách đánh trống và ý nghĩa của tiếng trống bát nhã

    -Riêng trong nhà Phật, khi đánh trống ở mức độ thấp hơn sẽ có thể giúp hồi tâm thức tỉnh và gắng lo tu luyện theo con đường chánh đạo.

    Bởi vậy nên, khi chúng ta bước chân đến chùa thường nghe những âm thanh ấy vang lên, cảm giác trong lòng như được thắp lên ánh sáng của ngọn đuốc chánh niệm.

    Ngoài ra, người tu niệm theo đạo Phật muốn có bát nhã – trí tuệ thì phải cố gắng rèn luyện thật nhiều mới có thể xứng đáng là người Phật tử chân chính.

    Trên đây là thông tin về trống chùa bát nhã để bạn có thể hiểu rõ hơn về loại phật cụ này.

    Hướng Dẫn Mua Trống Tại Trống Đăng Khoa:

    Khách hàng có nhu cầu mua trống chùa bát nhã có thể liên hệ với xưởng và đưa ra yêu cầu về số lượng, hình thức...Trống Đăng Khoa sẽ cùng quý khách bàn bạc để thống nhất sao cho hợp lý và đi vào sản xuất. Sau đó sẽ giao tận nơi, tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

    Để biết rõ thông tin chi tiết về các mẫu sản phẩm, bạn có thể truy cập trang http://trongdangkhoa.com và liên hệ với chúng tôi:

    CSSX TRỐNG GỖ ĐĂNG KHOA

    Làng Nghề Trống Đọi Tam - Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam

    84 Nguyễn Cao -  Ngô Quyền - TP. Bắc Giang

    Điện thoại: 0972 696 565

    Hotline: 0972 .696. 565

    Email: hienpc86@gmail.com