CƠ SỞ SẢN XUẤT TRỐNG ĐÌNH CHÙA - TRỐNG ĐĂNG KHOA

Trống đình chùa là nhạc cụ không thể thiếu trong những mái đình chùa của người Việt, nó luôn luôn cùng bộ với chuông và bát nhã.

Mục Lục

    Tiếng trống đình chùa là một âm thanh vô cùng quen thuộc đối với mỗi người trong những dịp lễ đình, lễ chùa. Trống đình chùa là nhạc cụ không thể thiếu trong những mái đình chùa của người Việt, nó luôn luôn cùng bộ với chuông và bát nhã.

    Dưới đây, Trống Đăng Khoa sẽ giúp bạn tìm chi tiết về loại trống này qua bài viết trống đình chùa truyền thống - Trống Đăng Khoa.

    Video giới thiệu cơ sở Trống Đăng Khoa Cty Trống Đọi Tam

                                                                                         


    Trống chùa đường kính 80cm cao 100cm

    >>> Xem Ngay Trống chùa âm chuẩn khách thử trống mua về tâm cúng đình chùa tại Hà Nội



    Trống bát nhã miền nam


    Trống bát nhã cao cấp


    Trống hội cao cấp

    Khách hàng phản hồi về sản phẩm của chúng tôi


    Khái quát về trống đình chùa

    Trống đình chùa là một nhạc cụ phổ biến và không thể thiếu trong các nghi lễ Phật giáo cùng với đó là chuông chùamõ chùa.

    Trống thường được đánh lên tại mỗi hội đình chùa trước khi cử hành nghi lễ và sau khi kết thúc buổi lễ. Tiếng trống kết hợp với chuông – mõ là những âm thanh mang một năng lượng sáng tạo thể hiện lòng thành và sự tôn kính Đức Phật một cách trang nghiêm.

    Trống Đọi Tam Cao Cấp

    Bàn Giao Trống Cao Cấp Cho Nhà Thờ Họ Thủy Nguyên Hải Phòng


    Cũng giống như hầu hết các loại trống truyền thống khác, trống đình chùa được làm từ gỗ mít và da trâu là chủ yếu.

    +Phần thân trống: được ghép từ những thanh tang, trong đó thanh tang được lấy từ gỗ mít (chỉ lấy phần lõi già của những cây mít lâu năm tuổi nên sẽ có giá trị rất cao).

    Khi làm trống bằng gỗ mít, trống sẽ không bị cong vênh hay mối mọt dù có dùng qua rất nhiều năm.

    +Phần mặt trống: mặt trống được làm từ da trâu (da dùng làm mặt trống phải lấy từ những con trâu già)

    Mặt da sẽ có sự dẻo dai nên tiếng phát ra sẽ rất vang và giữ được âm thanh lâu dài.

    Công đoạn làm trống đình chùa

    Đa số các loại trống đều có cùng một quy trình tạo nên, trống đình chùa cũng không phải là điều ngoại lệ. Công đoạn để làm ra một chiếc trống đình chùa bao gồm 4 bước: làm da trâu, làm tang trống – ghép tang trống và cuối cùng là bưng trống.

    -Công đoạn đầu (làm da trâu): công việc bào da trâu đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và sức khỏe tốt, để làm cho da trâu được đều, phẳng và có độ dày đúng chuẩn.

    Khi da trâu được hoàn thành sẽ được mang làm càng và phơi khô.

    -Làm tang trống: những cây gỗ mít chuẩn theo từng kích thước sẽ được tập hợp lại và đem xẻ ra thành những tang trống phù hợp nhất để làm trống chùa.

    -Công đoạn ghép tang trống: sau khi tang trống được xẻ ra và làm khô thì sẽ được gắn lại sao cho thân trống có dáng tròn và đạt chuẩn kích thước.

    -Bưng trống là công đoạn cuối cùng: đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm lâu năm và làm tốt để làm cho quả trống được tròn và có âm thanh tốt.

    Công đoạn làm trống đình chùa

    Sau khi đã ghép xong trống, trống đình chùa sẽ được hoàn thiện bằng việc sơn lên bề mặt trống những hoa văn hình ảnh tượng trưng cho sự linh thiêng nơi đình chùa.

    Quy trình chung là vậy, tuy nhiên còn tùy thuộc vào cách làm của mỗi người thợ là khác nhau nên sẽ có những sản phẩm với chất lượng khác nhau.

    Ý nghĩa của trống chùa và tiếng trống chùa

    Ý nghĩa chính của tiếng trống chùa là giữ trường canh để mọi người tụng kinh trong các buổi lễ đình chùa theo âm điệu nhẹ nhàngthanh thoát để mọi người có thể tinh trấn trên con đường giải thoát tâm hồn.

    Việc đánh trống chùa trước thời gian hành lễ mang ý thỉnh cầu và cùng nhau về với chánh niệm.

    Ý nghĩa của trống chùa và tiếng trống chùa

    Theo từng tiếng trống được đánh ra sẽ có những ý nghĩa và hàm ý sâu xa khác nhau:

    -Nhịp đánh mở đầu, đánh hai tiếng trống: là sự biểu thị nhị đế dung thông (pháp xuất thế gian dung thông và không e ngại)

    -Đánh hồi trống thứ hai: đánh 3 tiếng – mỗi lần một tiếng để tượng trưng cho sự khấu đầu quy y và nguyện dứt trừ tam độc là tham - sân - si.

    -Đánh hồi trống thứ ba: đánh 7 tiếng - tiếng thứ 7 và tiếng thứ 8 sẽ được đánh gấp rút và gần như tính gộp vào một tiếng nhằm tượng trưng cho tác pháp thỉnh Phật thăng tọa.

    -Đánh hồi trống thứ tư: sẽ đánh khoảng 7 – 8 tiếng trống nhằm tượng trưng cho tác pháp thỉnh Phật chứng minh (hay còn gọi là Bát Nhã Hội Thỉnh Phật Lai Chứng Minh).

    -Đánh hồi trống cuối: hồi cuối sẽ đánh 4 tiếng trống một cách dõng dạc để tượng trưng cho tứ đế.

    Một số loại trống đình chùa do Trống Đăng Khoa cung cấp

    -Trống chùa đướng kính 1,2m sơn vẽ rồng

    Kích thước trống: đường kính mặt trống là 1,2m và chiều cao là 1,5 m với các họa tiết hình rồng được vẽ lên bề mặt thân trống.

    -Trống chùa vẽ rồng 80cm x 100cm

    Kích thước trống: đường kính mặt trống 80cm, chiều dài thân trống 100cm, chiều cao trống là 120cm (người đánh trống cầm dùi đánh đúng tầm tay để khi vung sẽ không quá cao mà cũng không quá thấp).

    -Trống chùa Bát Nhã kích thước 120cm x 200cm

    Hướng Dẫn Mua Trống Tại Trống Đăng Khoa:

    Khách hàng có nhu cầu mua trống đình chùa có thể liên hệ với xưởng và đưa ra yêu cầu về số lượng, hình thức...Trống Đăng Khoa sẽ cùng quý khách bàn bạc để thống nhất sao cho hợp lý và đi vào sản xuất. Sau đó sẽ giao tận nơi, tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

    Để biết rõ thông tin chi tiết về các mẫu sản phẩm, bạn có thể truy cập trang http://trongdangkhoa.com và liên hệ với chúng tôi:

    CSSX TRỐNG GỖ ĐĂNG KHOA

    • Địa chỉ : Số 1 - Đường Trần Quang Khải - TP.Bắc Giang
    • Địa Chỉ : 96 Đại Từ - Đại Kim -Hoàng Mai - Hà Nội
    • VĂN PHÒNG TP HCM
    • Địa chỉ : 133/70 Đ Bình Thành- Khu Phố 4- P Bình Hưng Hoà B- Quận Bình Tân- TP HCM
    • Email : hienpc86@gmail.com
    • Điện thoại: 0969935312
    • ĐT: 0972 696 565
    • MST:Mã số thuế: 0700836713
    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục

    Hotline tư vấn

     0972 696 565