Bắt nguồn từ Trung Quốc, múa lần dần trở thành môn nghệ thuật đường phố được người dân các nước Châu Á và người Việt Nam đón nhận, yêu thích.
Múa lân đã trở thành một môn nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của người dân Châu Á. Tiết mục này thường xuyên góp mặt ở các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Trung Thu, các lễ hội lớn..
Ngày nay, múa lân còn diễn ở lễ khánh thành công trình, lễ ra mắt sản phẩm, khai trương cửa hàng…
Múa lân cần phải có kỹ thuật cao, cần đến sự khéo léo, dẻo dai. Do đó khi xem đánh trống múa lân, mọi người thường nghĩ đến tất cả các công việc, khó khăn trong một năm sẽ vượt qua suôn sẻ, đem đến nhiều may mắn cho gia đình.
Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ về nguồn gốc ra đời của múa lân sư rồng. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Ông Địa- Đức Di Lặc hóa thành người-đi hàng phục quái vật (con lân) bằng cách cho nó ăn cỏ linh chi, biến nó trở thành con thú hiền lành, chỉ ăn thực vật.