Phật là như thế nào, các vị phật trong chùa gồm những ai?

Mục Lục

    Phật giáo ở Việt Nam ta đã từ lâu trở thành một văn hóa mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm, quan điểm giúp chúng ta tu tâm dưỡng tính. Nhưng khi bước vào chùa thờ cúng thì không phải ai cũng biết về Phật là gì cũng như các vị phật trong chùa mà chúng ta thường nhìn thấy là những vị nào. Chính vì thế bài viết sau đây sẽ giải đáp về phật cũng như cho bạn biết về danh tính của một số vị Phật nên hãy cùng Trống Đăng Khoa chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

    Nguồn gốc của chữ “Phật”

    Phật là như thế nào?

    Nguồn gốc của chữ “Phật”

    Chữ “Phật” được tạo ra từ chữ Phạn बुद्धा, phát âm là Buddha, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Giác ngộ”. Người Việt ban đầu biết đến và bắt đầu học về kiến thức Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ. Họ được truyền dạy từ chính các nhà sư Ấn đi theo đường biển nhờ các nhà buôn đến vịnh Bắc Việt. Ban đầu các nhà sư Ấn phát âm là “Buddha” và được phiên âm ra theo chữ Nôm là “Bụt”.

    Bởi vậy, khi nghe về những truyện cổ tích Việt Nam từ thời xa xưa, chúng ta đều thấy xuất hiện rất nhiều về hình ảnh "ông Bụt" hiện lên cứu giúp người bị oan, những mảnh đời khó khăn là vậy. Sau đó, khi Phật giáo được truyền bá đến Trung Quốc, thì từ “Buddha” được dịch theo chữ Hán là “Phật đà” và dần rút ngắn thành “Phật” như bây giờ.

    Vào khoảng thế kỷ thứ IV - V, do bị tác động bởi Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa mà ở nước ta từ “Bụt” dần được thay bằng từ “Phật”. 

    Từ đó ta có thể thấy rằng dù dùng từ “Phật” hay “Bụt” cũng đều mang hàm nghĩa để nói sự giác ngộ của con người. Sự giác ngộ này không phải để chỉ về một sự vật sự việc nào đó mà là sự thấu hiểu, thông suốt, nhận định nhìn rõ về muôn sự vật, sự việc trên thế giới này.

    Sự giác ngộ của Phật giáo

    Sự giác ngộ của Phật giáo chỉ có thể hình thành được khi con người đã trải qua hết các hoàn cảnh, trải nghiệm đủ mọi loại cảm xúc trên đời từ đó giúp tự đúc kết được kinh nghiệm, đạo lí và những bài học sâu sắc. 

    Chỉ khi nó trở thành chân lý tối thượng thì đó mới là sự hiểu biết, thấu hiểu thực sự và hình thành lên sự giác ngộ.

    Theo đó, tình trạng giải thoát trong tâm là điều mà một người tu hành luôn hướng tới để trở thành Phật (giác ngộ). 

    Chính vì thế, Phật không phải là thứ gì xa vời mà Phật nằm ở trong thân tâm mỗi con người, nó không hề liên quan đến tướng mạo, nghề nghiệp hay địa vị sang hèn.

    Sự giác ngộ của Phật giáo

    Xem thêm: Trống Đình Chùa

    Có bao nhiêu vị Phật trong chùa? Đó là những vị nào?

    Từ xưa đến nay, Phật giáo luôn không ngừng phát triển và những kinh văn ngày càng ghi chép thêm nhiều danh tự về các vị Đức Phật. 

    Chính vì thế ở trong mỗi ngôi chùa tại Việt Nam đều thờ cúng rất nhiều và đa dạng các vị Phật, tuy nhiên chỉ một số các vị Phật ban đầu là được hầu hết các ngôi chùa đều để tượng thờ cúng.

    Những vị Đức Phật đầu tiên

    Ban đầu, theo những kinh văn thời nguyên thủy chỉ ghi chép lại 7 danh vị Phật cùng với danh tính và tiểu sử của họ:

    Kinh Đại bổn trích từ Trường bộ kinh tương ứng với kinh Đại bản duyên trích từ Trường a-hàm đã ghi chép rõ danh tính của những vị Phật đầu tiên bao gồm: 3 vị Phật biểu tượng cho trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật biểu tượng cho hiền kiếp cộng với người đầu tiên sáng lập ra Phật giáo: Phật Thích Ca Mâu Ni hợp lại xưng danh thành 7 vị Phật quá khứ.

    Ngoài ra, Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống trích từ Trường bộ kinh ứng với kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành trích từ Trường a-hàm còn có thêm danh vị của Phật Di-lặc, vị Phật xuất hiện sau thời Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Theo kinh Phật ghi chép lại thì Phật Di Lặc là người kế vị Phật Thích Ca Mâu Ni và là người tồn tại trên thế gian đã đạt được và giác ngộ hoàn toàn cũng như giảng Pháp thuần tịnh.

    Những vị Đức Phật được ghi chép bổ sung

    Những vị Đức Phật được ghi chép bổ sung

    Sau khi Phật giáo dần trở lên phát triển phổ biến, các văn tự, kinh văn của Phật giáo cũng đã mở rộng và ghi lại thêm nhiều danh tính của các vị Phật khác.

    Theo Kinh Phật chủng tính trích từ Thượng tọa bộ, có ghi bổ sung thêm danh tính của 21 vị Phật hợp lại cùng với 7 vị Phật quá khứ tổng thành 28 vị Phật được ghi lại.

    Theo kinh văn ghi chép lại của Phật giáo Đại thừa thì còn bổ sung thêm nhiều danh tự các vị Phật, nhiều khi còn cho rằng đã hoặc sẽ có vô số vị Phật.

    Theo phái Phật giáo Bắc tông như đất nước ta thì họ đề cao hình tượng Tam thế Phật và theo đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biểu trưng cho hiện tại và ở vị trí trung tâm.

    Những tượng Phật thường được thờ trong chùa của người Việt

    Từ các văn tự, kinh văn mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên hay những sự học hỏi, tiếp thu về kiến thức Phật giáo từ Trung Ấn, các ngôi chùa tại Việt Nam đã làm và đặt vô số các loại tượng khác nhau nhưng đa phần trong một ngôi chùa sẽ đều 7 bức tượng Phật chính bao gồm 4 vị Phật và 3 vị Bồ Tát đó là:

    - Phật Thích Ca Mâu Ni

    - Phật A Di Đà

    - Phật Di Lặc

    - Phật Dược Sư

    - Quan Thế Âm Bồ Tát

    - Bồ Tát Thế Chí

    - Bồ Tát Địa tạng

    Ngoài ra, cũng có một số các vị Phật ở trong chùa xuất hiện phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng thấy tượng thờ họ như Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thánh Tăng A Nan Đà, Thập Bát La Hán, Tứ Đại Thiên Vương,...

    Những tượng Phật thường được thờ trong chùa của người Việt

    Xem thêm: Trống đình chùa và những điều bạn chưa biết về nó

    Như vậy bên trên chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Phật cũng như các vị Phật trong chùa tại Việt Nam, nếu các bạn đang có nhu cầu mua trống đình chùa hay các loại trống khác hãy liên hệ và tham khảo Trống Đăng Khoa chúng tôi nhé!