Việc đi chùa đã trở ở Việt Nam ta từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng và được coi trọng. Nhưng khi bước vào chùa thờ cúng thì không phải ai cũng biết về tên của các tượng phật trong đó. Chính vì thế bài viết sau đây sẽ giải đáp về tên của các vị phật được thờ trong chùa. Nhưng trước đó chúng tôi phải nói rằng đa phần các ngôi chùa trên lãnh thổ nước ta đều bị ảnh hưởng bởi Phật giáo Bắc tông. Vì vậy trong bài viết này, Trống Đăng Khoa chúng tôi xin phép chỉ giải đáp tên các tượng phật trong chùa theo phái Bắc Tông.
Tên các tượng Phật trong chùa ở gian chính điện trên Phật đường
Đầu tiên là về khu vực chính điện trong Phật đường, gian chính điện trong chùa được bày trí thành 3 lớp chính theo quan điểm vô thường của Phật giáo gồm: Pháp Thân, Ứng Thân, Báo Thân.
Lớp thứ nhất thờ Pháp Thân Phật hay còn gọi là “Phật thường trụ trong vũ trụ”, lớp thứ hai thờ Báo Thân Phật hay còn gọi là “trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc” và lớp cuối cùng thờ Ứng Thân Phật hay còn được gọi là hóa thân Phật ở trần thế. Ngoài 3 lớp chính trên, khu vực chính điện còn thờ một số tượng khác.
Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Dẫu cho chùa theo Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Nam tông thì đều thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni, người đã khai sinh ra Phật giáo. Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn có kích thước lớn và được đặt nghiêm trang ở giữa tâm chính điện chùa với hình dáng tọa thiền ngồi lên bên trên đài sen.
Xem thêm: Trống Đình Chùa
Bộ tượng Tam Thế Phật
Bộ tượng Tam Thế Phật thường đặt ở gian chính điện nơi trung tâm của chùa (nó thường được gọi là ban Tam Bảo) với bộ tượng gồm 3 đức phật ngồi cạnh nhau: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Di Lặc và Đức Phật A Di Đà. Ba vị Đức Phật này lần lượt biểu tượng cho hiện tại, tương lai và quá khứ.
Bộ tượng Phật Tây Phương Tam Thánh hay Di Đà Tam Tôn
Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh hay Di Đà Tam Tôn là một bộ tượng phổ biến quen thuộc được đặt chính giữa điện thờ Phật gồm tượng Đức Phật A Di Đà ở chính giữa và tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ở bên trái, còn bên phải là tượng Đức Đại Thế Chí Bồ Tát.
Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh là bộ tượng bao gồm: tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền bên trên đài sen ở giữa, tượng Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử xanh (Thanh Sư) bên phải và tượng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng (Bạch Tượng) bên trái.
Tượng Phật Di Lặc
Bên cạnh việc đặt theo Tam Thế Phật thì tượng Phật Di Lặc còn thường được đặt một mình hoặc phía sau bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Đức Phật Di Lặc là vị Đức Phật tiếp sau đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng Phật Di Lặc có hình dáng là một vị hòa thượng phúc hậu với nụ cười nhân từ kèm theo đó là hai bên tông tượng của Ngài sẽ đặt tượng Ngài Ca Diếp và Ngài A Nan đà.
Tượng Phật Dược Sư
Phật Dược Sư được coi như là vị thần Phật có thể chữa được bách bệnh cho chúng sinh và hình dáng tượng của Ngài thường là màu xanh thuần khiết. Nhiều chùa thường thờ bảy vị tôn tượng Phật Dược Sư và người đứng chính giữa trong đó luôn là Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
Bộ tượng Tứ Đại Thiên Vương
Bộ tượng Tứ Đại Thiên Vương hay còn có tên khác là Tứ Đại Kim Cang hoặc Hộ Thế Thiên Tôn, nó là biểu tượng cho 4 vị thần hộ trì trong Phật giáo tại 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Theo kinh sách Phật giáo Ấn Độ nơi khai sinh ra Phật giáo thì Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị đại tướng của Thiên đề.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Phật giáo từ nước láng giềng Trung Hoa mà khi về đến Việt Nam thì Tứ Đại Thiên Vương trong phật giáo mang hình tượng của các vị tướng quân phương Bắc.
Bộ tượng Tứ Đại Bồ Tát
Ở nước ta có một số chùa không thờ Tứ Đại Thiên Vương mà thay vào đó họ sẽ thờ tượng Tứ Đại Bồ Tát gồm 4 tượng biểu trưng cho 4 vị bồ tát gồm: Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
Tên các tượng Phật ở khu Tiền đường trong chùa
Tiền đường hay còn được gọi là nhà Bái Đường thường được xây dựng trước lối vào gian chính điện và ở đây có đặt tượng một số các tượng phật trong chùa như:
Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng
Tương truyền rằng khi Đức Phật Thích Ca Mô Ni vừa thành đạo thì xuất hiện đồng thời 2 vị thần tăng gồm Thần Thổ Địa và Thánh Tăng. Họ được cho là 2 vị thần hộ vệ của nhà chùa, nên mọi người thường gọi với tên Đức ông hoặc Đức Chúa Già Lam Chầu Tể.
Các tượng Phật ở khu Nhà Hành Lang
Hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều được thiết kế, bố trí có khu nhà hành lang và họ thường đặt những tượng Thập Bát La Hán tại đó.
Các tượng Phật ở khu Nhà Tăng
Nhà Tăng hay Hậu đường là khu vực được xây dựng phía sau chính điện của ngôi chùa. Ở đó họ thường đặt một số vị Thánh Tăng như: tượng Bồ Đề sư tổ Đạt Ma, Thánh Tăng A Nan Đà, có nhiều nơi còn thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông…
Xem thêm: Trống đình chùa và những điều bạn chưa biết về nó
Như vậy bên trên chúng tôi và bạn đã cùng nhau đi tìm hiểu về một số tên các tượng phật ở trong chùa, nếu các bạn đang có nhu cầu mua trống đình chùa hay các loại trống khác hãy liên hệ với Trống Đăng Khoa chúng tôi nhé!