Nét đẹp truyền thống - làng nghề trống Đọi Tam

Tại Hà Nam, làng nghề trống Đọi Tam lâu đời được nhiều người biết đến với thương hiệu trống truyền thống và chất lượng.

Mục Lục

    Tại Hà Nam, làng nghề trống Đọi Tam lâu đời được nhiều người biết đến với thương hiệu trống truyền thống và chất lượng. Giữ nguyên được trong mình nét cổ xưa, trang nghiêm, làng trống đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho việc giữ gìn nét đẹp văn hóa lâu đời của Việt Nam, làm đa dạng loại hình nghệ thuật của người Việt. Đến với bài viết ngày hôm nay, Trống Đăng Khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu về làng nghề này.

    Lịch sử và truyền thống làm trống lâu đời của làng nghề trống Đọi Tam.

    Lịch sử và truyền thống làm trống lâu đời của làng nghề trống Đọi Tam.

    Với sự xuất hiện khoảng 1000 năm trước, nghề làm trống ở Đọi Tam được truyền thuyết kể lại: vào năm 986 hay tin vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em nhà Nguyễn là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm ra một chiếc trống to để nghênh đón nhà vua thật rộn rã.

    Tiếng trống vang rền như sấm khiến cả một vùng dân cư tưng bừng như mở hội, kể từ đó về sau hai ông được dân làng tôn thờ làm Trạng Sấm.

    Giữ trong mình nét cổ kính lâu đời cùng các tục lệ xa xưa từ thuở phong kiến, làng trống Đọi Tam có tục lệ cha truyền con nối để giữ nghề, nhưng chỉ được truyền lại cho con trai và con dâu chứ không được phép chuyển tay sang cho con gái và con rể. Nếu vi phạm tục cả gia đình sẽ bị đuổi khỏi làng.

    Lên 12, 13 tuổi người con trai trong làng đã biết làm trống; khi lên 15 theo cha rong ruổi khắp các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ cho đến vùng núi cao hay nơi khúc ruột miền Trung để làm trống kiếm sống.

    Thuở ấy, khi đang đi trên đường mà gặp phải một chàng trai trên vai đeo bọc da trâu và chão sẽ biết ngay người đó ở làng Đọi Tam mà đến. Họ phụ trách việc sửa chữa trống hỏng cho các ngôi làng lân cận hoặc theo lời mời gọi muốn chiếc trống mới mà trực tiếp đến làm.

    ngôi làng  nghề trống Đọi Tam

    Muốn cho ra một chiếc trống hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng cần ba khâu chính: làm da, làm tang, bưng trống cuối cùng là hoàn thiện.

    • Chất liệu chính để làm trống thường là da trâu. Da trâu được lựa chọn kĩ lưỡng sau khi làm sạch được cạo bỏ lớp phôi cho mỏng rồi đem đi phơi khô. 

    • Tang trống được người dân làm bằng gỗ mít khô được xẻ cong và chia làm nhiều dăm khác nhau với các kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào loại trống muốn làm.

    • Sau khi hoàn thành khâu chuẩn bị, thợ làm trống sẽ cho các dăm nối kết lại với nhau bởi loại keo đặc biệt, cho ra đời một chiếc trống kín, khít và tròn. Bước kĩ thuật này nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ một sai lầm nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể khiến công sức chuẩn bị phải bỏ đi làm lại từ đầu. Các sản phẩm lỗi âm thanh sẽ không được vang, dũng mãnh như sản phẩm hoàn chỉnh.

    • Trong các bước để tạo ra một chiếc trống thì bưng trống có lẽ là công việc khó khăn nhất. Công việc không chỉ đơn giản là căng tròn da trâu lên trên bề mặt trống, dùng đinh tre cố định vào thân mà nó còn đòi hỏi người nghệ nhân phải có thiên hướng nghệ thuật bẩm sinh để thẩm định tiếng trống được gắn vào nốt nhạc nào, vị trí ra làm sao, âm phát ra có chuẩn không…

    Việc giáo dục những bạn nhỏ trong làng từ khi lên 5 về truyền thống và niềm tự hào của làng cũng là cách để các em noi theo và phấn đấu, lưu truyền và quảng bá danh tiếng ngôi làng  nghề trống Đọi Tam mà mình lớn lên.

    >>>Xem thêm: TRỐNG ĐỌI TAM

     Làng trống Đọi Lam và những chuyển biến xoay theo dòng thời đại.

     Làng trống Đọi Lam và những chuyển biến xoay theo dòng thời đại.

    Thời đại phát triển, các hủ tục phong kiến cũng được đẩy lùi để nhường chỗ cho những tân tiến của thời đại về cách sống và lối suy nghĩ.

    Thời xa xưa, việc trọng nam khinh nữ được đẩy lên cao trào, sự bình đẳng nam nữ luôn có phần chênh lệch. Nhưng ngày nay, tại làng nghề trống Đọi Tam, việc truyền nghề không chỉ dành riêng cho con trai mà đã có dấu chân của những người phụ nữ khéo léo đầy tài nghệ.

    Hiện nay tại làng có hơn 80 chị em phụ nữ làm nghề trống. Không chỉ nổi danh về việc làm trống, tại làng Đọi Tam còn có đội trống dành riêng cho phụ nữ. Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa nơi làng cổ uy nghiêm, giàu truyền thống lịch sử.

    Đội trống được thành lập năm 2004 với cái tên “Đội trống gái Đọi Tam”. Để có thể đi vào biểu diễn chính thức, các cô gái ấy đã bỏ ra biết bao thời gian và công sức, mất khoảng gần 2 năm để đội hình trở nên ổn định.

    Thành viên của Đội trống gái Đọi Tam bao gồm 48 người, mỗi người mang trong mình một màu sắc riêng, một cá tính riêng với màn thể hiện điêu luyện các loại trống khác nhau gồm có:

    • Chiếc trống lớn nhất tồn tại trong đội hình cao khoảng 1m7, đường kính mặt lên đến 1,5m.

    • Trống đại có chiều cao 1m2, đường kính mặt khoảng 1m8

    • Còn lại là 12 chiếc trống nhỡ, 12 chiếc trống cám, 12 chiếc bản và 8 chiếc trống giả cổ…

    Những chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình hình thành nên chiếc trống Đọi Tam.

    Điều tiên quyết cần có ở một người thợ trống là sự tỉ mỉ, chăm chỉ, chuyên chú và đặt tất cả tâm huyết vào tác phẩm của mình. Có như vậy chiếc trống Đọi Tam làm ra mới có chất lượng cao, kể cả mặt hình thức lẫn âm thanh.

    Những chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình hình thành nên chiếc trống Đọi Tam.

    Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như gỗ mít và da trâu, qua bàn tay người nghệ nhân trở thành vật dụng hữu ích cho đời sống tinh thần, là biểu tượng cho nền văn minh lâu đời của Việt Nam ta.

    >>>Xem thêm: Trống Đọi Tam - Tiếng vang từ ngàn năm lịch sử

    Lời kết

    Trống Đăng Khoa  đã cung cấp cho bạn thông tin về làng nghề trống Đọi Tam. Để biết rõ các thông tin chi tiết về các mẫu sản phẩm trống Đọi Tam đang được bày bán, vui lòng liên hệ với Trống Đăng Khoa  qua trang web chăm sóc khách hàng.