Trống múa lân - Tiếng vọng từ tuổi thơ

Mục Lục


    Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một mùa Trung thu đang đến rất gần khi khắp đường phố đã bắt đầu ngập tràn các sắc vàng và các doanh nghiệp bánh kẹo đẩy mặt hàng bánh trung thu mạnh mẽ trở lại. Nhắc tới Trung thu, những hình ảnh thân quen nhất chắc hẳn sẽ là một đêm quây quần, ngập tràn kẹo bánh, ca nhạc và đặc biệt không thể thiếu màn múa lân truyền thống. Đã từ rất lâu, đây luôn là một trong những hoạt động vui chơi mang nhiều ý nghĩa và in đậm dấu ấn trong lòng những đứa trẻ Việt Nam. Để có một màn múa lân hoàn thiện, hoành tráng, chúng ta không thể thiết tiếng trống lân. Vậy ngay bây giờ, hãy cùng Đăng Khoa Group tìm hiểu ngay về trống múa lân mang theo những tiếng vọng từ tuổi thơ nhé!

    Sơ lược về phong tục múa lân

    Sơ lược về phong tục múa lân

    Múa lân là hoạt động quen thuộc, thường được tổ chức vào những dịp lễ tết, hội hè hay những sự kiện quan trọng. Phong tục nãy được du nhập vào nước ta từ thời nhà Đường. Truyện xưa kể rằng cứ mỗi tháng 8, một con thú dữ thường đến quấy phá và làm hại dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ phương xa đã tới, tay cầm quạt thần, múa trống khua chiêng giúp dân làng xua đuổi con ác thú. Vị phật sư này cũng chính là ông Địa - một hình hài cho Đức Phật Di Lặc hóa thành. 

    Bên cạnh đó, 3 biểu trưng cho sự phát triển hưng thịnh trong văn hóa xưa là Lân - Sư - Rồng. Chính bởi lẽ đó, điệu múa lân còn mang ý nghĩa như một lời cầu chúc may mắn, thuận lợi. Ở Việt Nam, múa lân thường được gắn liền với hình ảnh một đêm Trung thu. Trong đêm rằm tháng 8, không gian ngập tràn âm sắc, lung linh ánh đèn cùng điệu múa lân hòa vào tiếng trống rộn ràng cũng chính là lời cầu chúc cho mùa màng bội thu.

    Trống múa lân là gì?

    Có rất nhiều bài múa lân khác nhau, cũng từ đó mà bài trống múa lân cũng có sự thay đổi theo từng bài. Tiết tấu của trống lân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bài múa nên nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề tạo không khí cho bữa tiệc. 

    Chẳng cần giải thích dài dòng, có lẽ ai cũng đã biết đến trống lân là gì. Trống lân chính là dụng cụ không thể thiếu, mang đến không khí rộn ràng, náo nhiệt của một bài múa lân. Để đánh trống múa lân, người biểu diễn cần trải qua nhiều ngày tập luyện sao cho mang đến tiết tấu trống khi nhanh khi chậm, thu hút và tạo nhịp điệu cho bài múa. 

    Xem thêm: Trống múa lân 

    Cách làm ra trống múa lân

    Cách làm ra trống múa lân

    Phần thân trống

    Là một vật dụng đã có từ lâu đời, chắc chắn là một chiếc trống lân tốt là loại trống được sản xuất theo đúng phương pháp truyền thống. Gỗ trống múa lân đa phần là gỗ mít được qua tuyển chọn kỹ lưỡng với thớ gỗ chắc chắn. Giá thành của loại gỗ này không hề cao song chất lượng lại hoàn toàn đảm bảo những yêu cầu trong khi làm trống. 

    Gỗ sau khi được tuyển chọn sẽ trải qua công đoạn xử lý mối mọt và xẻ ra thành các miếng nhỏ. Mỗi miếng có kích thước tầm 10 - 50 cm tùy size trống. Khi ghép các thanh gỗ vào, chúng ta sẽ có một thân trống chắc chắn.  

    Phần mặt trống

    Cũng tương tự, da trâu cũng là vật dụng rất quen thuộc với những làng quê Việt Nam và được ứng dụng làm trống từ thời xa xưa. Da trâu làm trống lân phải là những con trâu đực già, da được xử lý kỹ lưỡng sao cho có độ dày đều để âm thanh được vang và đảm bảo không rách, hư hỏng sau thời gian dài sử dụng trống. 

    Ghép thân và mặt trống

    Công đoạn len mặt da vào trống cũng chính là phần đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất bởi việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trống sau khi hoàn thiện. Da được căng lên mặt đủ 3 ngày thì sẽ được đóng đinh cố định. Công đoạn này phải được đảm bảo thực hiện chuẩn chỉnh sao cho âm thanh trống chuẩn nhất. Đến bước này là chiếc trống múa lân đã phần nhiều hoàn thiện, chỉ còn công đoạn trang trí cuối cùng. 

    Một số đặc điểm của trống múa lân

    Một số đặc điểm của trống múa lân

    Âm thanh vang vọng

    Được sử dụng trong các đêm hội, tất nhiên rằng âm thanh của tiếng trống múa lân tất nhiên phải vang vọng và ấm. Điều này có thể thực hiện là do vật liệu da trâu có kết cấu dẻo, dai và độ đàn hồi tốt nhưng cũng đủ cứng để khi đánh trống múa lân cho ra những âm thanh có độ dằn. 

    Độ bền cao

    Từ gỗ mít đến da trâu, các vật liệu chế tạo trống lân đều là những chất liệu nổi tiếng với độ bền cao nên không bất ngờ khi trống múa lân lại có thể bền bỉ qua hàng chục năm với cường độ làm việc cao. Nhiều làng nghề hay các đội múa lân còn truyền trống từ đời này qua đời khác.

    Xem thêm: Trống hát văn, một loại nhạc cụ đặc biệt 

    Mua trống múa lân tại Trống Đăng Khoa

    Hiện nay, ngày càng nhiều sản phẩm công nghiệp được tạo ra. Tuy có vẻ ngoài khá tương đồng thậm chí có phần bắt mắt hơn và giá thành khá tốt song chất lượng của chúng quả thực không thể sánh bằng trống thủ công truyền thống. Nếu khách hàng đang tìm nơi bán trống múa lân chất lượng, đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay liên hệ với Trống Đăng Khoa ngay hôm nay.

    Mua trống múa lân tại Trống Đăng Khoa

    Ra đời từ làng nghề Đọi Tam nổi tiếng với truyền thống làm trống từ lâu đời, các sản phẩm của Trống Đăng Khoa được đảm bảo thực hiện theo đúng cách làm gia truyền, mang đến chất lượng đảm bảo nhất.

    Bài viết về trống múa lân của Trống Đăng Khoa đến đây là kết thúc. Nếu thấy bài viết này thú vị, đừng quên tiếp tục theo dõi trongdangkhoa.com trong thời gian tới để cũng chúng tôi cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích!